Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn healthcare information technology

RAPID trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Hình ảnh
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật.  Chất lượng chăm sóc trong các bệnh viện có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Do vậy, kiểm tra sự tuân thủ các quy trình chăm sóc quan trọng trên lâm sàng có thể giúp cải thiện chất lượng chăm sóc và tiến triển của bệnh nhân. Tuy nhiên, để biết những yếu tố chỉ điểm nào trong quá trình chăm sóc cần được đánh giá rất thận trọng. Chẩn đoán hình ảnh thần kinh là một phần quan trọng không thể thiếu trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Hiệu quả của một phương pháp điều trị đột quỵ duy nhất đã được khẳng định, tiêu huyết khối, đã được chứng minh nhiều lần có sự gắn kết chặt chẽ với thời gian. Do vậy, điều quan trọng là chẩn đoán hình ảnh phải được thực hiện và đọc kết quả càng nhanh càng tốt. Nghi ngờ đột quỵ khi có bất kỳ dấu hiệu sau đây: Triệu chứng thần kinh đột ngột tương ứng với tổn thương não ở một diện động mạch chi phối Cơn đau đầu nhiều xuất hiện đột ngột Hôn mê đột ngột, không giải thích được Suy giảm ý thức đột ngột Đo...

“Y tế thông minh” tại Việt Nam

 PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã có những lời phát biểu đáng chú ý: “Việc ứng dụng thành công y tế điện tử trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người bệnh sẽ được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến, hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh; sẽ góp phần giảm tải bệnh viện, góp phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh nhân.” Đề án đã xác định lộ trình thực hiện như sau: đối với Trạm Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện: quản lý sức khoẻ người dân bằng Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR); Bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh: quản lý người bệnh bằng Bệnh án điện tử (EMR);  Trung tâm Cấp cứu 115: điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC): ứng dụng CNTT giúp phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, quản lý bệnh không lây nhiễm,…...

Nghề nghiệp trong ngành y tế

Có rất nhiều nghề nghiệp để lựa chọn trong công nghệ y tế ở Hoa Kỳ. Dưới đây là một số chức danh công việc và mức lương trung bình. Từ góc độ này, có thể thấy, sự phát triển của y tế không chỉ nằm ở một lĩnh vực, một đối tượng là bác sĩ. Chúng ta cần có cái nhìn khái quát hơn, rộng hơn để thấy nhiều hơn, những vị trí đã nằm sẵn trong tư duy là điều dưỡng, nha sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm cho đến y tế công cộng, hành chính công vụ, truyền thông hoạt động trong lĩnh vực y tế.  Huấn luyện viên thể thao, mức lương trung bình: $ 41.340. Huấn luyện viên thể thao điều trị cho các vận động viên và những cá nhân khác bị chấn thương lâu dài. Họ cũng dạy mọi người cách ngăn ngừa thương tích. Họ thực hiện công việc của mình dưới sự giám sát của các bác sĩ.  Nhân viên vệ sinh nha khoa, mức lương trung bình: $ 67,340. Nhân viên vệ sinh nha khoa cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng dự phòng và dạy bệnh nhân cách duy trì sức khỏe răng miệng tốt...

Thương mại hoá y tế

Tất cả các thiết bị y tế được đưa vào thương mại phải đáp ứng các quy định của Hoa Kỳ và quốc tế. Các thiết bị được thử nghiệm về chất liệu của chúng, các tác động lên cơ thể con người, tất cả các thành phần bao gồm các thiết bị có các thiết bị khác đi kèm, và các khía cạnh cơ học.  Một kết quả tích cực có thể thấy trong hội thảo "Xúc tiến thương mại hóa công nghệ hóa-dược và thiết bị y tế" cho thấy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nỗ lực kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển thương mại sản phẩm. Vậy thì, thương mại hoá y tế là gì? Và có mặt tích cực tiêu cực như thế nào? Việc coi các ngành sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hóa…thuộc khu vực dịch vụ và được hạch toán trong hệ thống kinh tế quốc dân có thể đuợc lý giải dưới bốn góc độ: Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm đều là hàng hóa, mọi hoạt động đều là kinh doanh, mà kinh doanh là bỏ vốn ra để thu được lợi ích nhất định. Các ngành giáo dục-đào tạ...

Self-Monitoring

Self-Monitoring dịch là tự giám sát, đặc biệt đối với việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một sự tiến tới tất yếu đối với bệnh nhân và hệ thống y tế để giảm tải và trao quyền cho người bệnh. Nhưng để làm được điều này, theo mình, không dễ. Dưới đây là một số ý góp nhặt của mình về chủ đề này.  Điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính đeo được đã cho phép mọi người theo dõi sức khỏe của họ. Các thiết bị này chạy nhiều ứng dụng được thiết kế để cung cấp các dịch vụ y tế đơn giản và theo dõi sức khỏe của một người với việc tìm ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhất có thể. Một ví dụ về điều này là Fitbit (Fitbit, Inc. là một công ty điện tử tiêu dùng và thể dục của Mỹ có trụ sở chính tại San Francisco, California.), một thiết bị theo dõi thể dục được đeo trên cổ tay của người dùng. Công nghệ có thể đeo được này cho phép mọi người theo dõi số bước, nhịp tim, số tầng đã leo, số dặm đã đi bộ, số phút hoạt động và th...

Consumer-driven healthcare

 Consumer-driven healthcare, mình không biết dịch như thế nào để sát nghĩa và thể hiện đúng về vấn đề cụm từ này nhắc đến. Vì vậy, bài viết này mình sẽ làm rõ về cụm từ này.  "As part of an ongoing trend towards consumer-driven healthcare, websites or apps which provide more information on health care quality and price to help patients choose their providers have grown." Năm 2017, các trang web có nhiều đánh giá nhất theo thứ tự giảm dần bao gồm Healthgrades, Vitals.com và RateMDs.com.  https://www.healthgrades.com/ : là một công ty Hoa Kỳ cung cấp thông tin về bác sĩ, bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Healthgrades đã tích lũy thông tin về hơn 3 triệu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ.  www.sapphire-digital.com: Tháng 2 năm 2019 Vitals đổi tên thành Sapphire Digital. Nền tảng sức khỏe kỹ thuật số được cung cấp bởi phân tích dự đoán, thiết kế tương tác và khuyến khích nhằm thúc đẩy mức độ tương tác mới. Công ty tạ...