Thương mại hoá y tế

Tất cả các thiết bị y tế được đưa vào thương mại phải đáp ứng các quy định của Hoa Kỳ và quốc tế. Các thiết bị được thử nghiệm về chất liệu của chúng, các tác động lên cơ thể con người, tất cả các thành phần bao gồm các thiết bị có các thiết bị khác đi kèm, và các khía cạnh cơ học. 

Một kết quả tích cực có thể thấy trong hội thảo "Xúc tiến thương mại hóa công nghệ hóa-dược và thiết bị y tế" cho thấy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nỗ lực kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển thương mại sản phẩm. Vậy thì, thương mại hoá y tế là gì? Và có mặt tích cực tiêu cực như thế nào?

Việc coi các ngành sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hóa…thuộc khu vực dịch vụ và được hạch toán trong hệ thống kinh tế quốc dân có thể đuợc lý giải dưới bốn góc độ:

  • Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm đều là hàng hóa, mọi hoạt động đều là kinh doanh, mà kinh doanh là bỏ vốn ra để thu được lợi ích nhất định. Các ngành giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa…muốn hoạt động được cần đầu tư vốn và kết quả mang lại là sự phát triển toàn diện của con người, lợi ích đó còn giá trị hơn nhiều so với lợi nhuận mà một nhà kinh doanh hàng hóa vật thể đem lại. Người làm giáo dục, y tế, văn hóa cũng phải biết tính toán lỗ lãi, thiệt hơn.
  • Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, tư nhân được quyền hoạt động giáo dục, khám chữa bệnh, lập các đoàn nghệ thuật, đoàn làm phim thì mục đích không phải chủ yếu là phục vụ không công cho xã hội mà mục đích là thu lợi, trực tiếp là lợi nhuận, tức là kinh doanh, tất nhiên nếu không đạt được mục tiêu xã hội thì cũng không thể kinh doanh được.
  • Thứ ba, trong các ngành sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hóa đều có các doanh nghiệp, mà đã là doanh nghiệp tất yếu phải kinh doanh, như Công ty thiết bị trường học, Công ty dược, Nhà xuất bản… là các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh; còn các trường học, bệnh viện, đoàn nghệ thuật, câu lạc bộ bóng đá cũng có thể coi là doanh nghiệp.
  • Thứ tư, những người được phục vụ nói chung đều phải trả tiền, phải tính toán thiệt hơn để thụ hưởng sự phục vụ có hiệu quả nhất.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cụ thể là gì? Bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thuộc khu vực Nhà nước cũng như tư nhân.

Dịch vụ y tế Nhà nước bao gồm:

  • Nhân viên y tế thôn bản, các đội y tế lưu động, trạm y tế xã và các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc (ví dụ: y sỹ, nữ hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch...).
  • Phòng y tế địa phương, Trung tâm y tế dự phòng địa phương, bệnh viện địa phương, bệnh viện thành phố và khu vực, bệnh viện đa khoa lớn cùng với các dịch vụ hỗ trợ như phòng thí nghiệm, khoa X.quang, khoa dược v.v...
  • Các cơ quan chịu trách nhiệm về nhân lực và cán bộ quản lý y tế, tài chính y tế và vật tư, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
  • Số lượng, chủng loại phân bổ và chất lượng dịch vụ của các đơn vị kể trên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thể chất của con người.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc khu vực tư nhân bao gồm:

  • Y học dân gian cổ truyền (truyền thống) với những bà mụ vườn, thầy lang, thầy cúng, thầy mo, người bán thảo dược, các nhà tiên tri, thầy bói. Những người này thường xác định rằng bệnh tật chịu ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên, siêu nhiên và rồi tìm các cách tương ứng để chữa trị.
  • Hệ thống chữa bệnh chuyên nghiệp cổ truyền phương Đông hết sức đa dạng. 
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo y học hiện đại được sự cấp phép của Nhà nước hoặc các dịch vụ làm “chui” không hợp pháp.
  • Dịch vụ bán thuốc.
  • Các dịch vụ y tế theo y học hiện đại của các tổ chức phi chính phủ (các tổ chức nhà thờ, Hội chữ thập đỏ quốc tế,... ).

Tầm quan trọng của các khu vực này còn tuỳ thuộc vào từng xã hội cụ thể.

Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, giống như các lĩnh vực khác, ngành y tế phải đối mặt với bài toán cân đối giữa nhu cầu đầu tư và dư địa tài chính có sẵn để đáp ứng những nhu cầu này. Điều này dẫn tới Chính sách xã hội hóa y tế bao gồm 2 biện pháp chính, nhằm tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế. Thứ nhất là, phát triển các nhà cung ứng dịch vụ y tế tư nhân. Thứ hai là, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các tổ chức sự nghiệp y tế, công lập.

Giám đốc BV Bạch Mai đề xuất các kiến nghị gồm: 

  • Thứ nhất, cần xây dựng các quy định và hướng dẫn liên quan đến các hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;
  • Thứ hai, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành y tế;
  • Thứ ba, xây dựng các danh mục, các lĩnh vực được phép hợp tác công tư;
  • Thứ tư, các cơ quan quản lý tham gia thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán các hợp đồng hợp tác công tư thuộc lĩnh vực mình quản lý;
  • Thứ năm, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;
  • Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án hợp tác công tư nhằm công khai, minh bạch các dự án xã hội hóa để các cơ quan chức năng và người dân tiện theo dõi, giám sát.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, trong đó đã có các chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế, cho phép hợp tác công tư để khuyến khích phát triển y tế tư nhân, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư xây dựng bệnh viện, bước đầu hình thành một số tập đoàn bệnh viện, mô hình “bệnh viện phi lợi nhuận”. Y tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, từ 74 bệnh viện năm 2009 đã lên tới 206 bệnh viện vào năm 2018, trên 30 nghìn phòng khám đa khoa, chuyên khoa, cung cấp 43% dịch vụ ngoại trú và 2,1% dịch vụ nội trú cho người dân...

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế: “Với cơ chế tự chủ của hệ thống y tế công lập, nguồn tài chính làm công cụ cho các bệnh viện tự chủ về mặt tài chính là Bảo hiểm Y tế. 

Để thu hút người bệnh, các bệnh viện đang đổi mới về y đức, phát triển chuyên môn, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân. Tuy nhiên, người bệnh và đơn vị cung cấp dịch vụ đang gặp những khó khăn nhất định liên quan đến chính sách Bảo hiểm Y tế”.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị để cung ứng dịch vụ bảo hiểm, từ đó mở rộng những gói chăm sóc chất lượng cao cho cộng đồng. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, cần phải có giải pháp kiểm soát hiệu quả chi phí liên quan đến Bảo hiểm Y tế với sự tham gia của các đơn vị bảo hiểm thương mại để tránh thất thoát quỹ cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

Với sự thay đổi của mô hình bệnh tật, gia tăng các bệnh mạn tính không lây, Bảo hiểm Y tế cần thay đổi theo hướng dự phòng, tập trung vào nhóm người đang khỏe mạnh trong xã hội nhưng có nguy cơ bệnh lý tăng huyết áp nhẹ, tiểu đường, rối loạn tâm thần, viêm phổi tắc nghẽn… Đây là chiến lược quan trọng góp phần phát hiện bệnh, điều trị sớm, giảm tải cho các bệnh viện từ đó giảm gánh nặng chi trả của Bảo hiểm Y tế nhưng vẫn nâng cao chất lượng sống của cộng đồng.

Tuy nhiên, nhưng với những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa vẫn nhiều tâm tư và âu lo. 

Trong đó, mối lo lớn nhất, theo ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) là, vừa qua, các cơ sở y tế công lập luôn ở trong trạng thái phải cố gắng cân bằng, kiểm soát được cả hai yếu tố: Vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của ngành y tế là cứu người, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; vừa phải thực hiện theo cơ chế thị trường để có thể nuôi sống được mình và thu hút, bồi dưỡng được nhân tài, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tất nhiên, không phải lúc nào, hai yếu tố này cũng có thể song hành với nhau. 

Trong khi đó, nhìn nhận, đánh giá của xã hội với ngành y tế trong nhiều trường hợp rất khắt khe. “Đọc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì thấy thiên về nghi ngờ liệu ngành y tế có đang chạy theo xu hướng thương mại hóa hay không? Có phải bây giờ chỉ người có tiền mới được khám chữa bệnh chất lượng hay không?”, bà Lan nói.

Về lâu dài, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ không thể chỉ trông chờ vào nguồn lực Nhà nước. Xã hội hóa để thu hút tối đa nguồn lực xã hội tham gia đầu tư cho lĩnh vực quan trọng này là việc tất yếu phải làm.

Phản biện về vấn đề thương mại hoá y tế

Toàn hệ thống y tế công ( đào tạo, nghiên cứu, tư vấn chính sách, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế.) Âm thầm từ 1989 “ áp dụng phí dịch vụ” trong cơ sở y tế công, rõ rệt từ nghị định 10, phát triển mạnh toàn hệ thống, với nghị định 43/2006/NĐ-CP “QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP”. Triệt để hơn nữa Từ 2015 ( Lãnh đạo cơ sở y tế không bắt buộc chuyên môn y, mô hình Công-tư hợp tác (PPP), cổ phần hóa cơ sở y tế công lập… ).

  • Trong thực tế đất nước “môi trường pháp lý yếu + văn hóa thực thi luật yếu” toàn diện: Hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp, người dân.
  • Chăm sóc y tế: Dịch vụ “Đặc biệt”  Người tiêu dùng “yếu” đánh giá chất lượng + định giá
  • Kết quả chung: Cả hệ thống chạy theo mục tiêu phát triển “dịch vụ vì lợi nhuận”, giá trị “nhân đạo” y tế bị xem nhẹ, chi phí y tế ngày càng tăng. Bất bình đẳng tăng.

Hậu quả một: Tồn tại một thị trường “méo mó”, không bình thường, “cạnh tranh giả tạo”. Y tế công: Công-tư lẫn lộn “public health in private hands”! Y tế tư nhân: Sống “tầm gửi quan hệ” theo công! (con người, chuyên môn). Y tế phi lợi nhuận: không có “chỗ đứng” trong thị trường. Hậu quả hai: Lệch nặng về điều trị. Toàn hệ thống chạy theo cung cấp dịch vụ điều trị, thuốc, sinh phẩm, xét nghiệm, trang thiết bị. Dự phòng, truyền thông giáo dục sức khoẻ bị can thiệp theo hướng có lợi cho các ngành công nghiệp thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị, vaxin, các công nghiêp phi nhân bản khác. Hậu quả ba: Biến tướng quan hệ “y tế nhân đạo”, “cung-cầu, hạch toán kinh tế”, lòng tin sụt giảm. Hậu quả bốn: Lạm dụng y tế tăng, chất lượng chăm sóc y tế tổng thể đi xuống. Hậu quả năm: Bất bình đẳng trong chăm sóc y tế và chăm sóc súc khoẻ tăng.

Thực trạng: Chăm sóc dự phòng răng miệng: Nhổ dự phòng đại trà răng số 8
  • Nhổ răng khôn, khôn hay dại. Đã đủ bằng chứng cần ngăn chặn nhổ răng khôn đại trà?
  • Sức khoẻ bà mẹ trẻ em: Mổ lấy thai. Tỷ lệ mổ đẻ tại BV PSTƯ: 25,2% (1997); 36,9% (2004); 54,4% (2017). Bệnh viện trung ương Huế: 57.6% (2015), Từ Dũ: 48% (2007); Phỏng vấn nhóm phụ nữ sinh hoạt chăm sóc trẻ em tại cộng đồng Hà nam: xấp xỉ 50% (2018)
  • Đơn thuốc: Vì ai? Chỉ định xét nghiệm: Vì Đâu? Y tế cho người thu nhập thấp: Chất lượng y tế tuyến dưới. Dân đổ xô lên tuyến trên.
Thị trường tồn tại 3 chủ thể cho sự phát triển: Công, tư, phi lợi nhuận
  • Vận động Luật tổ chức phi lợi nhuận, vì mục tiêu phát triển cộng đồng, nhân đạo.
  • Chuyển đổi dịch vụ công theo hướng tăng cường hiệu quả:
  • Vận động chuyển giao cho tổ chức “vì dân”, nhân đạo, phị lợi nhuận.
  •  Vận động sửa đổi luật thực thi quyền chăm sóc sức khoẻ: Quyền thực thi CSSK chung và cụ thể cho nhóm đối tượng yếu thế. Quỹ nâng cao sức khoẻ, đặc thù từ thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng mâu thuẫn lợi ích sức khoẻ công cộng.
  • Vận động sủa đổi luật khám bệnh, chữa bệnh: Chỗ đứng pháp lý của y tế phi lợi nhuận; Vai trò pháp lý tổ chức phi lợi nhuận giám sát, đánh giá độc lập chất lượng cung cấp dịch vụ y tế; Quyền người sử dụng dịch vụ, hội người tiêu dùng dịch vụ y tế, hội bệnh nhân
  • Sửa đổi luật bảo hiểm y tế: Tồn tại thị trường bảo hiểm y tế 3 chủ thể (công, tư, phi lợi nhuận). Bảo hiểm y tế bắt buộc, phổ cập: Bao phủ chăm sóc y tế thiết yếu, y tế dự phòng; Vận hành quỹ bảo hểm y tế theo khoa học quản lý quỹ Hợp lực cho mục tiêu trở thành một chủ thể “tham gia thị trường cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế”
  • Chất lượng vượt trội: Khu vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Phòng, phát hiện sớm, điều trị sớm tại cộng đồng, phục hồi chức năng tại cộng đồng. Hiệu quả, “ vì dân, do dân, bởi dân”: Mô hình thúc đẩy “dự phòng lồng ghép, tổng hợp, tự chăm sóc, chăm sóc tại gia đình, bởi cộng đồng”.
  • Thực hiện theo định hướng: STANDING UP FOR THE RIGHT TO HEALTH!
  • Cơ sở đào tạo chuyên nghiệp chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Của các tổ chức độc lập; Phục vụ cho tạo nguồn nhân lực các tổ chức độc lập; Chuyên tâm cho loại hình dịch vụ chăm sóc sức kho ban đầu cho người dân, cho chính quyền địa phương. Vận hành theo nguyên tắc tính đúng, đủ, phi lợi nhuận.
Cre:

(HỘI THẢO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, NHÀ NƯỚCVÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CUNG CẤP VÀ GIÁM SÁT DỊCHVỤ CÔNG) HÀ NỘI 19-20/12/2018

http://truyenhinhthanhhoa.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202111/xuc-tien-thuong-mai-hoa-san-pham-cong-nghe-ve-y-te-8372789/

http://www.bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/tin-trong-nganh-menuleft-34/6833-vai-tro-cua-xa-hoi-hoa-y-te-de-dap-ung-yeu-cau-nang-cao-chat-luong-cham-soc-suc-khoe.html

https://luatminhkhue.vn/thuong-mai-dich-vu---mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.aspx

https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/to-chuc-quan-ly-y-te/dai-cuong-ve-he-thong-y-te-va-to-chuc-mang-luoi-y-te-viet-nam

http://thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/lists/tintuc/view_detail.aspx?itemid=2276

https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuong-mai-hoa-de-xoa-the-doc-quyen-bao-hiem-y-te-20191219114619112.htm

https://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/12/TRAN-TUAN-THUONG-MAI-HOA-Y-TE-VA-CONG-BANG-SUC-KHOE-19-20.12.2018-FINAL.pdf

http://dansobp.gov.vn/vi/news/Tin-tuc/TU-NHAN-HOA-THUONG-MAI-HOA-Y-TE-CONG-GAY-DAU-DON-CHO-TOAN-XA-HOI-436/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python