“Y tế thông minh” tại Việt Nam

 PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã có những lời phát biểu đáng chú ý: “Việc ứng dụng thành công y tế điện tử trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người bệnh sẽ được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến, hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh; sẽ góp phần giảm tải bệnh viện, góp phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh nhân.”

Đề án đã xác định lộ trình thực hiện như sau: đối với Trạm Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện: quản lý sức khoẻ người dân bằng Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR); Bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh: quản lý người bệnh bằng Bệnh án điện tử (EMR); 

Trung tâm Cấp cứu 115: điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC): ứng dụng CNTT giúp phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, quản lý bệnh không lây nhiễm,… 

Sở Y tế: xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế (nhân lực y tế, CCHN, DMKT, cung ứng thuốc,…), triển khai các ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn phục vụ công tác QLNN trong lĩnh vực y tế (dự báo, giám sát, điều phối, can thiệp,…).

Xác định 10 nhóm ứng dụng theo thứ tự ưu tiên cần được nghiên cứu và vận dụng triển khai khi xây dựng y tế thông minh

(1) Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS)

- Chuẩn hóa cở sở dữ liệu, trục thông tin quản lý bệnh viện đảm bảo cung cấp được các thông tin quản lý bệnh viện, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong quá trình quản lý điều hành bệnh viện. Đáp ứng yêu cầu kết nối các hệ thống khác thông qua chuẩn dữ liệu HL7.

- Đáp ứng đầy đủ thông tin liên thông BHYT, cổng dữ liệu BHYT, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu (theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT).

(2) Triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS)

- Chuẩn hóa danh mục xét nghiệm, liên kết với danh mục chỉ định và danh mục viện phí của phần mềm HIS.

- Kết nối và nhận dữ liệu các chỉ định của bác sĩ từ phần mềm HIS.

- Kết nối dữ liệu kết quả xét nghiệm trực tiếp từ các máy xét nghiệm, dữ liệu kết quả được thẩm định và lưu trữ vào phần quản lý kết quả xét nghiệm LIS

- Trả kết quả về hệ thống HIS

(3) Triển khai hệ thống lưu trữ và luân chuyển hình ảnh (PACs) và quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS)

- Tương tự như hệ thống LIS, có khả năng tương tác với hệ thống HIS (nhận dữ liệu và trả dữ liệu cho HIS).

- Lưu trữ và luân chuyển dữ liệu hình ảnh theo chuẩn DICOM, giao tiếp dữ liệu với hệ thống HIS bằng chuẩn HL7.

(4) Tích hợp hệ thống HIS, LIS, PACs/RIS

- Kết nối các dữ liệu từ HIS, LIS, PACS/RIS cho từng hồ sơ bệnh nhân

(5) Xây dựng bệnh án điện tử

- Số hoá hồ sơ bệnh án dựa trên chuẩn dữ liệu y tế HL7 đảm bảo liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế

- Số hoá kho hồ sơ bệnh án đảm bảo lưu trữ và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu và chọn lựa công nghệ chữ ký số, tiến đến bệnh án điện tử

(6) Ứng dụng các công nghệ nhận dạng mới

- Nhận diện người bệnh, tránh nhằm lẫn thông tin người bệnh, định vị người bệnh trong quá trình điều trị tạibệnh viện qua các công nghệ nhận dạng như: mã vạch, điện thoại thông minh, giọng nói, khuôn mặt, vân tay, RFID (Radio Frequency Identification),…

(7) Ứng dụng các thuật toán về máy học (Machine Learning)

- Xây dựng các hệ thống nhắc tự động, hệ thống cảnh báo, dự báo thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh nhằm tránh ùn tắc cục bộ trong quá trình khám bệnh, chuyển lời đọc thành văn bản trong HSBA điện tử,… bằng nguồn dữ liệu sẵn có của bệnh viện và công nghệ dựa trên các thuật toán về máy học.

(8) Nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo vào hoạt động chẩn đoán và điều trị

- Trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp thông tin hỗ trợ cho nhân viên y tế trong công tác chẩn đoán và điều trị từ việc phân tích và tổng hợp dựa trên kho dữ lớn (big data) về dữ liệu y khoa, phác đồ điều trị của bệnh viện và trên thế giới.

- Trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến người bệnh giúp tìm kiếm thông tin cơ bản về bệnh.

(9) Xây dựng ứng dụng tương tác với người bệnh trên thiết bị di động, web

- Xây dựng các ứng dụng tương tác với người bệnh thông qua thiết bị di động, web nhằm kết nối và cung cấp thông tin với người bệnh khi cần thiết;

- Xây dựng các ứng dụng tương tác và trả lời người bệnh (IP: Internet Protocol), ứng dụng công nghệ máy học (ML: Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence).

(10) Đảm bảo an toàn thông tin

- Xây dựng các quy trình, quy định, các chính sách liên quan đến vận hành hệ thống thu thập số liệu phần mềm quản lý bệnh viện từ khâu tiếp nhận bệnh đến xuất viện (nội trú, ngoại trú), kết thúc lần khám (khám bệnh); sử dụng và khai thác thông tin bệnh án điện tử.

- Thực hiện Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND (ngày 24/01/2018) về an toàn, an ninh thông tin trong lĩnh vực vực công nghệ thông tin;

- Áp dụng tiêu chuẩn an toàn, an ninh thông tin theo ISO27001.

Vào đầu năm 2019, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động đợt bình chọn Giải thưởng chất lượng khám, chữa bệnh lần thứ hai với chuyên đề “Y tế thông minh”. Hưởng ứng đợt bình chọn này đã có 38 đơn vị tham gia, trong đó ngoài các bệnh viện công lập của thành phố, còn có các bệnh viện Bộ, Ngành và bệnh viện tư nhân trên địa bàn thành phố tham gia với tổng cộng 94 sản phẩm.

Có thể nói 37 sản phẩm đã bao phủ 34 lĩnh vực khác nhau của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện (có 4 sản phẩm cùng 1 lĩnh vực về báo cáo sự cố), và có thể tạm chia 37 sản phẩm thành 3 nhóm: (1) Nhóm sản phẩm tạo thêm các tiện ích phục vụ người dân, (2) Nhóm sản phẩm hỗ trợ cho nhân viên y tế trong hoạt động chuyên môn, (3) Nhóm sản phẩm cung cấp những công cụ thiết thực cho cán bộ y tế làm công tác quản lý bệnh viện.

Một số sản phẩm phần mềm đã và đang được thực hiện. Mình sẽ viết bài chi tiết về hai phần mềm này. 

Phần mềm “RAPID”được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115

Phần mềm “IBM Watson for Oncology” trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu và vận dụng nguyên lý “máy học” xây dựng phần mềm cảnh báo trong kê đơn tại BV Nhi Đồng 1.

https://medinet.gov.vn/hoat-dong-dang-doan-the/lo-trinh-xay-dung-y-te-thong-minh-cua-nganh-y-te-thanh-pho-ho-chi-minh-so-y-te-c4718-40688.aspx

https://www.vietnamcuba.vn/dinh-huong-xay-dung-y-te-thong-minh


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại hoá y tế

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python