Xử lý Database Management System

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System, gọi tắt là DBMS) là một gói phần mềm có chức năng xác định, thao tác, truy xuất, quản lý toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Nguyên tắc hoạt động của DBMS là làm việc với dữ liệu như định dạng, cấu trúc file, cấu trúc bản record, tên field. Bên cạnh đó, DBMS còn xác định những quy tắc phục vụ cho mục đích xác thực, thao tác với dữ liệu.

Chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

Quản lý Data Dictionary: Data Dictionary là khu vực mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu lưu trữ định nghĩa của những phần tử dữ liệu, mối liên hệ của chúng. Thông qua chức năng này, DBMS có thể tra cứu cấu trúc, mối quan hệ của các thành phần dữ liệu. Thực tế, Data Dictionary chỉ được sử dụng bởi quản trị viên DBMS, còn đối với user thì nó bị ẩn.

Có hai khả năng chính cho phép phân biệt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các kiểu hệ thống lập trình khác. Khả năng quản lý dữ liệu tồn tại lâu dài: đặc điểm này chỉ ra rằng có một cơ sở dữ liệu tồn tại trong một thời gian dài, nội dung của cơ sở dữ liệu này là các dữ liệu mà hệ quản trị CSDL truy nhập và quản lý. Khả năng truy nhập các khối lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả. 

Quản lý Data Storage: Chức năng này được dùng cho mục đích lưu trữ dữ liệu, biểu mẫu dữ liệu có liên quan. Ngoài ra, nó cũng có khả năng định dạng báo cáo và quy tắc cho data validation, procedural code. Đồng thời, nó cũng xử lý các định dạng hình ảnh, video. Hỗ trợ ít nhất một mô hình dữ liệu hay một sự trừu tượng toán học mà qua đó người sử dụng có thể quan sát dữ liệu. Ðảm bảo tính độc lập dữ liệu hay sự bất biến của chương trình ứng dụng đối với các thay đổi về cấu trúc trong mô hình dữ liệu. 

Chuyển đổi, trình bày dữ liệu:  Đây là chức năng cho phép chuyển đổi dữ liệu được nhập vào cấu trúc của dữ liệu bắt buộc. Nhờ vào chức năng này, DBMS nhanh chóng xác định điểm khác biệt của định dạng dữ liệu logic với dữ liệu physical. Hỗ trợ các ngôn ngữ cao cấp nhất định cho phép người sử dụng định nghĩa cấu trúc dữ liệu, truy nhập dữ liệu và thao tác dữ liệu. Quản lý giao dịch, có nghĩa là khả năng cung cấp các truy nhập đồng thời, đúng đắn đối với CSDL từ nhiều người sử dụng tại cùng một thời điểm

Quản lý bảo mật: Đây là chức năng cực kỳ quan trọng của DBMS. Tính năng này đề ra các quy tắc để xác định người dùng được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu. Ðiều khiển truy nhập, có nghĩa là khả năng hạn chế truy nhập đến các dữ liệu bởi những người sử dụng không được cấp phép và khả năng kiểm tra tính đúng đắn của CSDL.  Phục hồi dữ liệu, có nghĩa là có khả năng phục hồi dữ liệu, không làm mất mát dữ liệu với các lỗi hệ thống.  Theo đó, người dùng phải cung cấp user và password, hoặc dấu vân tay, võng mạc khi muốn truy cập dữ liệu.

Kiểm soát truy cập người dùng: Đây là chức năng cho phép kiểm soát cùng lúc nhiều người truy cập mà không gây ảnh hưởng sự toàn vẹn vốn có của cơ sở dữ liệu. Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu có ngôn ngữ truy vấn giúp người dùng nhanh chóng xác định thao tác cần làm.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ có tên tiếng Anh là Relational Database Management System (viết tắt là RDBMS). Nó là một nền tảng cho các hệ cơ sở dữ liệu, điển hình như SQL, Oracle, Microsoft Access, IBM DB2… Hay nói cách khác, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là DBMS dựa trên mô hình quan hệ. Hệ quản trị này do E.F.Codd giới thiệu. Edgar Frank "Ted" Codd (19 tháng 8 năm 1923 - 18 tháng 4 năm 2003) là một nhà khoa học máy tính người Anh, khi làm việc cho IBM, đã phát minh ra mô hình quan hệ để quản lý cơ sở dữ liệu, cơ sở lý thuyết cho cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. 


Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu: Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường cung cấp hai kiểu ngôn ngữ khác nhau đó là: ngôn ngữ mô tả sơ đồ cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ biểu diễn các truy vấn và các cập nhật cơ sở dữ liệu. 

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language - DDL) : Một sơ đồ CSDL đặc tả bởi một tập các định nghĩa được biểu diễn bởi một ngôn ngữ đặc biệt được gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Kết quả của việc dịch các ngôn ngữ này là một tập các bảng được lưu trữ trong một tệp đặc biệt được gọi là từ điển dữ liệu hay thư mục dữ liệu.

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML): Các yêu cầu về thao tác dữ liệu bao gồm:

• Tìm kiếm thông tin được lưu trữ trong CSDL. 

• Thêm thông tin mới vào CSDL.

• Xoá thông tin từ CSDL.

• Thay đổi thông tin được lưu trữ trong CSDL. 

Khi mới ra mắt, những loại DBMS ban đầu chỉ có thể xử lý từng phần của dữ liệu và định dạng đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay, chúng đã được phát triển với khả năng xử lý nhiều loại dữ liệu ít định dạng. Đồng thời, cách thức liên kết của chúng cũng trở nên phức tạp hơn.

Các khái niệm trong mô hình dữ liệu quan hệ

- Miền (domain): là một tập các giá trị hoặc các đối tượng.

- Thực thể: Thực thể là một đối tượng cụ thể hay trừu tượng trong thế giới thực mà nó tồn tại và có thể phân biệt được với các đối tượng khác.

Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn A là một thực thể cụ thể. Hay Sinh viên cũng là một thực thể, thực thể trừu tượng.

- Thuộc tính (Attribute): Là tính chất của thực thể.  Các thực thể có các đặc tính, được gọi là các thuộc tính. Nó kết hợp với một thực thể trong tập thực thể từ miền giá trị của thuộc tính. Thông thường, miền giá trị của một thuộc tính là một tập các số nguyên, các số thực, hay các xâu ký tự. Một thuộc tính hay một tập thuộc tính mà giá trị của nó xác định duy nhất mỗi thực thể trong tập các thực thể được gọi là khoá đối với tập thực thể này.

Mỗi một thuộc tính nhận tập số các giá trị nhất định được gọi là domain của thuộc tính đó.

Một quan hệ (Relation): Định nghĩa một cách đơn giản, một quan hệ là một bảng dữ liệu có các cột là các thuộc tính và các hàng là các bộ dữ liệu cụ thể của quan hệ.

Các liên kết: Một liên kết là một sự kết hợp giữa một số thực thể (hay quan hệ). Ví dụ: Mối liên kết giữa phòng ban và nhân viên thể hiện: Một nhân viên A sẽ thuộc một phòng ban B nào đó.

Các liên kết một – một: đây là dạng liên kết đơn giản, liên kết trên hai thực thể là một – một, có nghĩa là mỗi thực thể trong tập thực thể này có nhiều nhất một thực thể trong tập thực thể kia kết hợp với nó và ngược lại.

Các liên kết một – nhiều: Trong một liên kết một – nhiều, một thực thể trong tập thực thể A được kết hợp với không hay nhiều thực thể trong tập thực thể B. Nhưng mỗi thực thể trong tập thực thể B được kết hợp với nhiều nhất một thực thể trong tập thực thể A.

Các liên kết nhiều – nhiều: Ðây là dạng liên kết mà mỗi thực thể trong tập thực thể này có thể liên kết với không hay nhiều thực thể trong tập thực thể kia và ngược lại.

Ví dụ 1.1. Các mối liên kết giữa các thực thể:

LOP(MaLop, TenLop, Khoa),

SINHVIEN(MaSV, Hoten, NgSinh, MaLop),

MONHOC(MaMon, TenM, SDVHT) và

KETQUA (MaSV, MaMon, Diem) 

Mô hình dữ liệu quan hệ: Làm việc trên bảng hay trên quan hệ trong đó: Mỗi cột là một thuộc tính, mỗi dòng là một bộ (một bản ghi).

+ Các ưu điểm của mô hình dữ liệu quan hệ

o Cấu trúc dữ liệu dễ dùng, không cần hiểu biết sâu về kỹ thuật cài đặt.

o Cải thiện tính độc lập dữ liệu và chương trình.

o Cung cấp ngôn ngữ thao tác phi thủ tục.

o Tối ưu hoá cách truy xuất dữ liệu.

o Tăng tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

o Cung cấp các phương pháp thiết kế có hệ thống. Và mở ra cho nhiều loại ứng dụng (lớn và nhỏ). 

Khoá của quan hệ:

o Khoá của quan hệ (key): Là tập các thuộc tính dùng để phân biệt hai bộ bất kỳ trong quan hệ.

o Khoá ngoại của quan hệ (Foreign Key): Một thuộc tính được gọi là khoá ngoại của quan hệ nếu nó là thuộc tính không khoá của quan hệ này nhưng là thuộc tính khoá của quan hệ khác. 



Các chức năng của hệ quản trị CSDL quan hệ

Các chức năng của hệ quản trị CSDL quan hệ có thể được phân thành các tầng chức năng: 

- Tầng giao diện (Interface layer): Quản lý giao diện với các ứng dụng. Các chương trình ứng dụng CSDL được thực hiện trên các khung nhìn (view) của CSDL. Ðối với một ứng dụng, khung nhìn rất có ích cho việc biểu diễn một hình ảnh cụ thể về CSDL (được dùng chung bởi nhiều ứng dụng). Khung nhìn quan hệ là một quan hệ ảo, được dẫn xuất từ các quan hệ cơ sở (base relation) bằng cách áp dụng các phép toán đại số quan hệ. 

Quản lý khung nhìn bao gồm việc phiên dịch câu vấn tin người dùng trên dữ liệu ngoài thành dữ liệu khái niệm. Nếu câu vấn tin của người dùng đượcndiễn tả bằng các phép toán quan hệ, câu vấn tin được áp dụng cho dữ liệu khái niệm vẫn giữ nguyên dạng này.

- Tầng điều khiển (Control Layer): chịu trách nhiệm điều khiển câu vấn tin bằng cách đưa thêm các vị từ toàn vẹn ngữ nghĩa và các vị từ cấp quyền.

- Tầng xử lý vấn tin (Query processing layer): chịu trách nhiệm ánh xạ câu vấn tin thành chuỗi thao tác đã được tối ưu ở mức thấp hơn. Tầng này liên quan đến vấn đề hiệu năng. Nó phân rã câu vấn tin thành một cây biểu thị các phép toán đại số quan hệ và thử tìm ra một thứ tự “tối ưu” cho các phép toán này. Kết xuất của tầng này là câu vấn tin được diễn tả bằng đại số quan hệ hoặc một dạng mã ở mức thấp.

- Tầng thực thi (Execution layer): Có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các hoạch định truy xuất, bao gồm việc quản lý giao dịch (uỷ thác, tái khởi động) và động bộ hoá các phép đại số quan hệ. Nó thông dịch các phép toán đại số quan hệ bằng cách gọi tầng truy xuất dữ liệu qua các yêu cầu truy xuất và cập nhật.

- Tầng truy xuất dữ liệu (data access layer): Quản lý các cấu trúc dữ liệu dùng để cài đặt các quan hệ (tập tin, chỉ mục). Nó quản lý các vùng đệm bằng cách lưu tạm các dữ liệu thường được truy xuất đến nhiều nhất. Sử dụng tầng này làm giảm thiểu việc truy xuất đến đĩa.

- Tầng duy trì nhất quán (Consistency layer): chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động đồng thời và việc ghi vào nhật ký các yêu cầu cật nhật. Tầng này cũng cho phép khôi phục lại giao dịch, hệ thống và thiết bị sau khi bị sự cố. 

IBM DB2: 

DB2 là một sản phẩm CSDL phát triển bởi IBM.  DB2 được mở rộng với sự hỗ trợ của các tính năng hướng đối tượng và các cấu trúc không quan hệ XML. Viết bằng ngôn ngữ: C, C++, Assembly. Tên DB2 lần đầu tiên được đặt cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQT CSDL) vào năm 1983. Công cụ này có khả năng NoSQL và đọc được dữ liệu định dạng XML, JSON.

Có nhiều phiên bản khác nhau của DB2 để chạy trên các loại máy tính từ thiết bị cầm tay đến các máy tính lớn (mainframe). Ở những Công ty nhỏ thường gặp nhất là phiên bản DB2 Enterprise Server Edition hoặc DB2 Data Warehouse Edition (DB2 DWE), chạy trên các máy chủ Unix, Windows hoặc Linux.  

Tuy nhiên khi nói đến DB2, phần đông người ta đều nghĩ đến DB2 for Z/OS, phiên bản DB2 nguyên thủy chạy trên máy mainframe IBM được phát hành từ năm 1982. Trên các máy nhỏ phần đông người ta hãy sử dụng RDBMS Oracle vì DB2 chỉ xuất hiện trên máy nhỏ cuối thập niên 1990.

Chi phí tương đối cao. Cần bổ sung thêm phần mềm hoặc công cụ của bên khác để các cluster và nút phụ hoạt động. Hỗ trợ cơ bản được cung cấp trong 3 năm. Khi hết thời gian này, người dùng phải trả phí để tiếp tục sử dụng nó.

SQLite: https://www.sqlitetutorial.net/

SQLite được viết và phát triển bởi D. Richard Hipp sử dụng ngôn ngữ lập trình C, với mục đích không cần yêu cầu quản trị cơ sở dữ liệu mà vẫn có thể vận hành ứng dụng.

SQLite là một hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ nhỏ, nó có đặc điểm là có thể tích hợp vào bên trong các trình ứng dụng khác. Chúng ta có thể liên kết SQLite tĩnh hoặc động tới ứng dụng, chỉ khoảng 400KB với cấu hình đầy đủ hoặc 259KB nếu bỏ qua một số tính năng tùy chọn thì SQLite thực sự rất nhẹ để tích hợp vào ứng dụng.

Thậm chí là việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt và đúng cách còn rất quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng hệ thống.

Firebase: 

Được xây dựng và phát triển bởi Google, Firebase là một dịch vụ cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Chỉ việc tạo tài khoản và sử dụng. Tốc độ phát triển nhanh., được hậu thuẫn bởi ông lớn Google, hỗ trợ các công nghệ mới (Machine Learning (học máy), AI), khả năng realtime (thời gian thực),  tự động sao lưu vào khôi phục…

Với hệ thống server mạnh mẽ, sự tiện lợi cũng như việc bảo mật cực tốt đã giúp Firebase trở thành một trong những cái tên được nhiều nhà phát triển lựa chọn để xây dựng các hệ thống lớn.

Elasticsearch: https://github.com/elastic/elasticsearch 

Bạn có thể download Elasticsearch tại đây nhé: https://www.elastic.co/downloads/

Elasticsearch được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và nó được ra đời vào năm 2016. 

Chính xác thì Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm mã nguồn mở. Elasticsearch cung cấp bộ máy tìm kiếm dạng phân tán, có đầy đủ công cụ với giao diện web HTTP hỗ trợ dữ liệu kiểu JSON. Thực chất, Elasticsearch hoạt động giống như một web server. Nó cho chức năng tìm kiếm nhanh chóng thông qua giao thức RESTful. Khả năng phân tán, tự động mở rộng tuyệt vời chỉ với việc lắp thêm node.

Redis: 

Redis (viết tắt của cụm từ REmote DIctionary Server) là một mã nguồn mở được sử dụng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, có thể được sử dụng như một Database, bộ nhớ cache hoặc là một Message Broker. Redis cho tính khả dụng cao, được thể hiện dưới dạng Active – Active, Active – Passive cùng hiệu suất vượt trội và khả năng tìm kiếm tích hợp thuộc hàng top. 

Redis là một sự lựa chọn tuyệt vời khi cần đến một Server lưu trữ dữ liệu cho phép người dùng tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, bằng cách mở rộng cơ sở dữ liệu sang SSD Flash. Đồng thời, nó hỗ trợ sử dụng, khai thác phần cứng với mức tối đa. đòi hỏi tính mở rộng cao, chia sẻ nhiều tiến trình, nhiều ứng dụng và nhiều server khác nhau. 

Redis là một công cụ nguồn mở được cấp phép BDS. Điều khiến người sử dụng ấn tượng nhất ở hệ quản trị CSDL này, đó là nó được phát triển theo phong cách NoSQL. Redis nổi bật với việc hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản, đồng thời là hệ thống lưu trữ key-value với nhiều chức năng ưu việt. Có khả năng làm việc trên nhiều cửa sổ, hoạt động trên hệ điều hành Linux

Microsoft SQL Server: https://www.microsoft.com/en-us/sql-server/sql-server-downloads

Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được xây dựng và phát triển bởi Microsoft, với phiên bản đầu tiên ra đời vào năm 1989 (SQL Server 1.0) đến nay đã là phiên bản SQL Server 2019, và cũng là phiên bản ổn định nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql được sử dụng nhiều để tương tác giữa người dùng và dữ liệu. Nó được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế website.

Microsoft SQL Server được viết bằng ngôn ngữ C/C++ nên hiệu năng cũng như tốc độ truy vấn rất tốt. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql có độ tương thích cao với các sản phẩm của Microsoft. Nó hoạt động dựa trên máy chủ cục bộ hoặc các cloud server. Thậm chí là cả hai loại máy chủ cùng lúc.

Phiên bản mới nhất của nó cho phép Dynamic Data Masking. Theo đó, SQL Server đảm bảo cho phép những user được ủy quyền thấy dữ liệu mật, còn user khác thì không. Nhược điểm: Đôi khi xảy ra sự cố khi dùng tích hợp SQL Server để nhập tập tin. Chỉ phù hợp cho các tổ chức lớn dùng các sản phẩm trong hệ sinh thái của Microsoft.

PostgreSQL: https://www.postgresqltutorial.com/

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có quan hệ mã nguồn mở. PostgreSQL được phát triển bởi khoa điện toán của trường đại học California tại Berkeley.

Được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình C nên tốc độ cũng như hiệu năng của PostgreSQL là rất tốt. Đồng thời thì nó cũng hỗ trợ nhiều nền tảng như Windows, Linux, MacOS.

Với sự kết hợp cùng module PostGIS, PostgreSQL cho phép người sử dụng khả năng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian một cách hiệu quả. PostgreSQL cũng lưu trữ được trong các môi trường ảo, đám mây, physical. Hiện nay, phiên bản mới nhất là PostgreSQL 9.5 có khả năng cung cấp dữ liệu khối lượng lớn, đồng thời tăng số lượng người sử dụng cùng lúc. Tiếp đến, độ bảo mật cũng được cải thiện trong phiên bản này thông qua cấu hình password profile và DBMS_SESSION. 

Có thể xảy ra tình trạng tài liệu không rõ ràng. Có thể gây nhầm lẫn cấu hình. Tốc độ bị ảnh hưởng khi truy vấn nhiều dữ liệu cùng lúc.

MongoDB: https://github.com/mongodb/mongo

MongoDB – đây là một hệ quản trị cở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL). NoSQL là một hệ thống quản trị dữ liệu không quan hệ có tính linh hoạt cao. Nó được ứng dụng nhiều nhất cho các kho dữ liệu có nhu cầu lưu trữ lớn. Phiên bản mới nhất của MongoDB là 3.2. Theo đó, các tài liệu được xác nhận ngay trong quá trình chèn hay cập nhật. Tiếp đến, chức năng tìm kiếm được cải thiện. Hiệu suất cao hơn nhờ thu nhỏ kích thước các index.

MongoDB được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C/C++, Go, JavaScript, Python và cũng hỗ trợ trên hầu hết các nền tảng hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS..). Bắt buộc phải bổ sung thêm bước bổ trợ để sử dụng những công cụ dịch truy vấn SQL sang MongoDB. Tốn nhiều thời gian thiết lập phần mềm do chế độ cài đặt mặc định có độ an toàn kém.

Đặc điểm của HỆ QUẢN TRỊ DỮ LIỆU PHI QUAN HỆ là dữ liệu được lưu lại dưới dạng JSON (JavaScript Object Notation) và gần như là các các bản ghi không nhất thiết phải giống nhau về cấu trúc.



Oracle: https://www.oracletutorial.com/

Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa mô hình do công ty phần mềm thứ 2 thế giới là Oracle xây dựng và phát triển, phải trả phí để có thể sử dụng được hệ quản trị cơ sở dữ liệu này, thậm chí là chi phí khá đắt đối với các hệ thống lớn. Rào cản lớn nhất của hệ QTCSDL này là nó chưa tương thích với ứng dụng của Microsoft.

Oracle được viết bằng ngôn ngữ C/C++, Assembly nên cũng cho hiệu năng rất cao. Ưu điểm của Oracle là dữ liệu có tính ổn định cao. Khả năng tạo ra hệ thống dữ liệu lớn có tốc độ truy vấn nhanh và chính xác. Nó có khả năng lưu trữ một máy chủ, hoặc nhiều máy chủ cùng lúc. Bên cạnh đó, nó còn chứa được hàng tỷ bản record. 

Ngoài ra, một số tính năng mới, hấp dẫn không thể bỏ qua của phiên bản Oracle mới là framework, cấu trúc logic, cấu trúc physical.

MariaDB: https://github.com/MariaDB/server

MariaDB thực chất là một nhánh được tách ra từ quá trình phát triển MySQL với mục đích phi thương mại. MariaDB được viết bằng ngôn ngữ C/C++, Perl nhưng được tối ưu khá nhiều về mặt hiệu năng truy vấn dữ liệu.

MySQL: https://www.mysqltutorial.org/

Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1995 và MySQL đang được phát triển bởi tập đoàn Oracle, có thể nói MySQL là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MySQL cũng tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, NodeJS…

MySQL được xây dựng theo kiến trúc Client-Server, bao gồm một máy chủ đa luồng hỗ trợ nhiều máy khách khác nhau. MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc hay dùng cho các web app. Nó có nhiều công cụ lưu trữ sẵn có và được dùng miễn phí. Giao diện của MySQL dễ dùng và khi xử lý dữ liệu thì không bị hao hụt tài nguyên.

Microsoft Access: 

Microsoft Access là một DBMS thương mại hoạt động trên Microsoft Windows, rất quen thuộc đối với nhiều người. Phiên bản ổn định, mới nhất và đồng thời cũng được đánh giá cao nhất hiện nay là 16.0.4229.1024.

Cassandra: 

Đây là một trong số những công cụ nguồn mở cho khả năng xử lý được lượng lớn dữ liệu nằm trong nhiều máy chủ, từ đó phân bố dữ liệu ra khắp nơi. Có thể mở nhiều trung tâm dữ liệu,  cho phép độ trễ thấp cho tất cả các máy kết nối, cung cấp khả năng mở rộng cao, sẵn có mà không gặp trục trặc hay lỗi hệ thống.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại hoá y tế

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python