Python là gì?

 Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng giống như C, Java, R, Stata... Python là một ngôn ngữ dễ học, mình đã học Python qua nhiều nguồn như Edx, T3H, codelear.oi, PyChecki, anh Tuấn, anh Trần, anh Mạnh,... và còn một số nguồn nữa. Nếu khoẻ quân mình sẽ update lại các nguồn. 

Đoạn trên hơi lung tung, bây giờ vào phần chính của bài viết. Bài này ghi lại hướng dẫn cài đặt Python, một số kiểu dữ liệu đơn giản như int, str, list và thao tác đơn giản với chúng. Xin mời mọi người đón đọc. 


Kiểm tra download python: Vào command line -> gõ python (với phiên bản 3.10)

Vẫn thao tác trên command line:

  • Để thoát ra gõ exit()
  • Gõ cd Document : Change Directory thay đổi đường dẫn 
  • cd .. : để quay lại
  • D: đi đến ổ d
  • Dir: directory liệt kê hết tất cả file trong thư mục


Python document: 

Hướng dẫn sử dụng :

https://docs.python.org/3/


Các phần đáng chú ý trong python document:

tutorial : hướng dẫn từng bước

standard library: thư viện 

Language Reference, Python/C API: hao hao giống nhau

python HOWTOs: triết lý ngôn ngữ 


https://docs.python-requests.org/en/latest/

The API Documentation / Guide


Các kiểu dữ liệu trong Python

  • Kiểu dữ liệu:
  • Kiểu int: số nguyên âm và số nguyên dương
  • Kiểu số thực float : có có dấu phẩy 
  • Kiểu str: kiểu chuỗi. Ngoài kiểu dữ liệu số thì kiểu dữ liệu chuỗi ký tự (str) cũng có các toán tử như +, *, [], in, not in, ... Trong đó toán tử + dùng để nối chuỗi và toán tử * dùng để lặp chuỗi. 
  • Kiểu logic:  bool trả giá trị đúng sai True và False. Not, AND, OR
  • Kiểu danh sách list, tuple, set
  • Kiểu từ điển dict có keys và value
  • Kiểu tự định nghĩa customer types
  • Kiểu none type


Biến (Variable)

  • Biến lưu vào đâu, cách đặt tên biến: tránh đặt tên biến giống từ khóa trong python.
  • Nếu cần phải đặt thì thêm dấu _
  • Ví dụ: _number, _type, _int
  • Các phép toán : +, -, *, /, // chia lấy phần nguyên, % chia lấy phần dư

List là gì và khai báo

- List là danh sách, trong đó có các phần tử (index).

- Khai báo như sau: lst = []



Thao tác với list:


.len(a): đếm số giá trị trong a

.pop(1): xoá index 1 và hiện giá trị của 1

.remove(1): xoá phần tử thứ 1, nếu hai phần tử có cùng giá trị thì remove cả hai

.claer(1): xoá index 1,, .clear(a): vẫn còn a là tập hợp trống

del a: xoá luôn a, phải khai báo lại

a.count(4) đếm số lần số 4 xuất hiện, tần số

b = a.copy: làm trùng dữ liệu, chỉnh sửa trên đoạn copy khi cần thiết và có thể lưu trữ


Một số thao tác với list

lst.append(): Thêm một phần tử vào cuối

lst.update(): Thêm phần tử không có trong list

lst.replace(): Di chuyển phần tử, chú ý là đối với phần tử đã có trong lst sẽ bị ghi đè giá trị update.

lst.insert(): Thêm phần tử


Một số hàm thông dụng với list:


1. Hàm len: Đây là hàm trả về số phần tử có trong list. Ví dụ:

lst = [2, 3, 1]

print(len(lst))

Kết quả khi chạy chương trình:

3

Bạn có thể tận dụng hàm len() để hỗ trợ duyệt qua các phần tử trong list:

lst = [2, 3, 1]

for i in range(len(lst)):

    print(lst[i])


2. Hàm max, min

Đây là hai hàm được dùng để trả về phần tử lớn nhất và nhỏ nhất trong list. Ví dụ:


lst = [2, 3, 1]

print(max(lst))

print(min(lst))

Kết quả khi chạy chương trình:

3

1


3. Hàm insert

Đây là hàm dùng để thêm một phần tử vào một ví trí trong list:

vowels = ['a', 'e', 'i', 'u']

# Chèn xâu 'o' vào vị trí thứ 4 trong list vowels

vowels.insert(3, 'o')

print(vowels)


Kết quả khi chạy chương trình:

['a', 'e', 'i', 'o', 'u']


4. Hàm remove

Hàm này dùng để xóa một phần tử khỏi list:


lst = ['A', 'B', 'C']

lst.remove('A')

print(lst)

Kết quả khi chạy chương trình:

['B', 'C']


5. Hàm pop

Hàm pop() được dùng để xóa một phần tử với chỉ số cho trước trong list:

lst = ['A', 'B', 'C']

# Xóa phần tử thứ 2 khỏi list

lst.pop(1)

print(lst)

Kết quả khi chạy chương trình:

['A', 'C']


6. Hàm sort

Hàm này được dùng để sắp xếp các phần tử trong list theo một thứ tự nhất định. Ví dụ:

lst = [4, 5, 3, 7, 6, 1]

# Sắp xếp các phần tử trong list theo thứ tự tăng dần

lst.sort()

print(lst)

# Sắp xếp các phần tử trong list theo thứ tự giảm dần

lst.sort(reverse=True)

print(lst)

Kết quả khi chạy chương trình:

[1, 3, 4, 5, 6, 7]

[7, 6, 5, 4, 3, 1]


7. Hàm reverse

Đây là hàm dùng để đảo ngược list:

lst = [4, 5, 3, 7, 6, 1]

lst.reverse()

print(lst)

Kết quả khi chạy chương trình:

[1, 6, 7, 3, 5, 4]


8. Hàm count

Đây là hàm dùng để đếm số lần xuất hiện của một thành phần trong list:

lst = [6, 2, 3, 8, 2]

print(lst.count(2))

Kết quả khi chạy chương trình:

2


9. Hàm clear

Đây là hàm dùng để xóa hết các phần tử bên trong list:

lst = [1, 2, 3]

lst.clear()

print(lst)

Kết quả khi chạy chương trình:

[]




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại hoá y tế

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python