Kiểu dữ liệu Dict trong Python

 

Kiểu dữ liệu Dict mình viết riêng ở phần này vì nó dài và lắm chuyện. Chuyện của nó lòng vòng thế nào thì mình sẽ mổ xẻ nó trong phần bài tập và bài giải ở bài sau. Bài này sẽ bao gồm các lý thuyết về kiểu dữ liệu Dict, câu lệnh For ... in, cách nhập giá trị từ bàn phím, toán tử định danh cơ bản và cách comment trong python.

Ta nói nó phức tạp chứ thực ra nó cũng đơn giản, cùng vào bài nào:


Dict: thư viện, chú ý: có thể "flexible" dict trong dict, list trong list, dict trong list,... 

d = {}

dict = { 'a': 'alpha', 'b': 'beta', 'c':10 , 'i':[1, 2, 3, 4,5], 'dict' : {'y': 3}}

Thêm index vào dict : dict [100] =['số một trăm']


Lấy keys, values, items (hiện dữ liệu dạng tuple)

dict.keys()

dict_keys(['a', 'b', 'c', 'i', 'dict', 'e', 100])

dict.values()

dict_values(['alpha', 'beta', 10, [1, 2, 3, 4, 5], {'y': 3}, [36], ['số một trăm']])

dict.items()

dict_items([('a', 'alpha'), ('b', 'beta'), ('c', 10), ('i', [1, 2, 3, 4, 5]), ('dict', {'y': 3}), ('e', [36]), (100, ['số một trăm'])])

Câu lệnh kiểm tra điều kiện, thực thể đại diện cho giá trị trong dict là keys. 


For … in

Vòng lặp for trong python được sử dụng để lặp một biến qua một dãy (List hoặc String) theo thứ tự mà chúng xuất hiện. Vòng lặp for trong python được sử dụng để lặp một phần của chương trình nhiều lần. Nếu số lần lặp là cố định thì vong lặp for được khuyến khích sử dụng, còn nếu số lần lặp không cố định thì nên sử dụng vòng lặp while.


Ví dụ : For letter in ‘python’: lấy từng chữ trong từ python



Input: Nhập dữ liệu

Trong Python, dữ liệu nhập từ bàn phím luôn có kiểu là str (hàm input() trả về kiểu str), mà biến kiểu str thì không thể tính toán được. Do đó bạn cần chuyển kiểu dữ liệu của biến age về kiểu int, để làm việc này bạn cần sử dụng hàm int().


Bài toán nhỏ: Cho 2 biến lưu trữ các số nguyên ab được nhập từ bàn phím, bạn hãy viết chương trình hoán đổi giá trị của biến a và biến b. Toán tử gán thường được dùng để gán giá trị của vế phải sang cho vế trái. Bảng thể hiện các toán tử gán:


Loại toán tử, mục đích, cách dùng

= : Gán giá trị của vế phải cho vế trái

+= : Tăng vế trái một phần bằng vế phải sau đó gán giá trị cho vế trái. x += 5 (x = x + 5)

-= : Giảm vế trái một phần bằng giá trị vế phải sau đó gán kết quả cho vế trái. x -= 5 (x = x - 5)

*= : Nhân giá trị của vế trái với vế phải sau đó gán kết quả cho vế trái x *= 5 (x = x * 5)

/= : Chia giá trị của vế trái cho vế phải sau đó gán kết quả cho vế trái. x /= 5 (x = x / 5)

%= : Chia giá trị của vế trái cho vế phải sau đó gán phần dư cho vế trái (chia lấy dư). x %= 5 (x = x % 5)

//= : Phép chia lấy phần nguyên. x //= 5 (x = x // 5)

**= : Lấy vế trái lũy thừa với bậc là giá trị vế phải sau đó gán kết quả cho vế trái. x **= 5 (x = x ** 5)

&= : Thực hiện phép toán của toán tử AND cho 2 vế sau đó gán cho vế trái. x &= 5 (x = x & 5)

|= : Thực hiện phép toán của toán tử OR cho 2 vế sau đó gán cho vế trái. x |= 5 (x = x | 5)

^= : Thực hiện phép toán của toán tử XOR 2 vế sau đó gán cho vế trái. x ^= 5 (x = x ^ 5)

>>= : Thực hiện phép toán dịch phải của vế phải sau đó gán cho vế trái. x >>= 5 (x = x >> 5)

<<= : Thực hiện phép toán dịch trái của vế phải sau đó gán cho vế trái . x <<= 5 (x = x << 5)


Toán tử định danh (identity)

Được dùng để xác định xem hai biến có đang trỏ tới cùng một đối tượng hay không. Với các kiểu dữ liệu như int, str, float,... thì toán tử này tương đương với toán tử ==. Bạn sẽ được học về sự khác nhau giữa hai toán tử này ở các bài sau. Trong Python, isis not chính là 2 toán tử định danh. 


Comment trên nhiều dòng:

  • Comment trên nhiều dòng trong ngôn ngữ lập trình Python sẽ bắt đầu bằng 3 dấu nháy đơn (''') hoặc 3 dấu nháy kép (""") và kết thúc cũng bằng 3 dấu nháy đơn (''') hoặc 3 dấu nháy kép (""").
  • Comment trên 1 dòng: Comment trên một dòng sẽ được bắt đầu với ký tự #. Ví dụ đơn giản về comment một dòng.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại hoá y tế

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python