Người hướng nội giao tiếp kém hay không?



Cuốn sách Im lặng Hay Cười Nói? Đừng Trói Buộc Thành Công, ra đời bởi sự thấu cảm về mặt tâm lý và đồng cảm về tâm hồn của cộng đồng OOPSY – cái tên đã trở nên quen thuộc với bạn đọc yêu tâm lý học tại Việt Nam. 

“Tôi viết bộ sách này vì những người kém giao tiếp đã biến thành người hướng nội. Họ biến thành thế do những kẻ lợi dụng sự im lặng của họ cùng một bầy kền kền la liếm để dạy đời họ. Tôi tặng hai cuốn sách này cho tất thảy những ai khó hòa hợp với xã hội, chính các bạn sẽ bước ra ngoài đời và mang lại niềm vui cho cuộc sống, thế là sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình.

Tôi thông cảm cho bạn nếu bạn cứ tiếp tục ngoài mặt cười, trong lòng dằn vặt, về nhà úp mặt vào tường và rỉ nước mắt hoặc bật khóc. Để nói rằng mình thật sự thông cảm, tôi sẽ nói cho bạn biết sự thật về mấy nỗi tủi hờn và nước mắt ấy, cũng như sẽ kéo bạn ra phía những người làm chủ đời mình. Can đảm lên, bạn có thể. Đừng để những kẻ lải nhải về hướng nội và hướng ngoại đậu trên xác bạn và tha lôi những mẩu thịt thối rữa của linh hồn khổ sở.”

Chương 1, Cuốn sách đưa ra hai khái niệm người hướng nội và người hướng ngoại. 

Chắc hẳn, không dưới một lần, các bạn tự hỏi: Mình là người hướng nội hay người hướng ngoại? Cuốn sách sẽ trả lời câu hỏi này. “Nó sẽ bảo cho bạn rằng, bạn thân mến, hướng nội và hướng ngoại đều có thế mạnh, và là hai lựa chọn sống: Sống với Tâm cảm hoặc với Lý Trí. Điều đặc biệt hơn là, bạn phải trải qua rất nhiều thời gian sống một cách chủ động mới đạt đến thế mạnh đó. Nếu không, bạn mãi mãi là con số KHÔNG, dù là người hướng nội hay hướng ngoại.”

Càng tìm hiểu sâu, mình càng nhận ra, mình đã sai lầm hoàn toàn về hai khái niệm này. Và hầu hết mọi người cũng vậy! Đa số bạn bè, đồng nghiệp mình đều cho rằng mình là người hướng ngoại. 
Nhưng tự mình biết rằng, không hề, mình rất hướng nội. Các đặc điểm có vẻ hướng ngoại kia là do tập tành mà có. Bản thân mình vẫn luôn phức tạp và đắm chìm trong tư tưởng cá nhân nội tâm nhiều hơn. 




Cuốn sách không chỉ đánh giá các đặc điểm nổi bật để đánh giá một người hướng nội hay hướng ngoại trong một thời điểm. Chương 1 còn phân tích hai tính cách này có khả năng thay đổi theo tuổi tác, kinh nghiệm, các sự kiện xảy ra trong đời. 

Từ góc nhìn khách quan lẫn chủ quan, tác giả nhận định rằng, người hướng nội và người hướng ngoại đều có chung một nhu cầu: Kết nối. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, con người không thể tách rời xã hội. Mỗi người đều có khả năng để trở thành người giao tiếp tốt, và có thể gắn kết với người khác. Cuốn sách Im lặng hay Cười nói? Đừng Trói Buộc Thành Công dẫn lối cho bạn đọc vừa tìm hiểu thế giới tâm lý của bản thân, vừa giải quyết các trở ngại trong việc giao tiếp và duy trì các mối quan hệ. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại hoá y tế

Các IDE hỗ trợ lập trình viên Python

CÁCH XỬ LÝ FILE trong Python